Nguyễn Anh Thơ
Tìm câu bị động trong đoạn văn sau Trong các văn bản mà tôi đã được học, văn bản gây nhiều ấn tượng với tôi nhất đó là Sống chết mặc bay do tác giả Phạm Duy Tốn sáng tác. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, Sống chết mặc bay đã lên án tên quan phủ lòng lang dạ thú. Trong khi nhân dân thì thì đang vật lộn với mưa cố gắng giữ đê không bị vỡ thì hắn lại yên thân ở trong triều, lại còn chơi đánh bài tổ tôm một cách sung sướng. Cho đến khi đ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đức Minh Tạ
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Linh Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Quyên
Xem chi tiết
M A S T E R🍎『LⓊƒƒỾ 』⁀...
19 tháng 7 2021 lúc 21:25

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã . Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-tinh-canh-nguoi-dan-trong-song-chet-mac-bay

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Ngọc Khánh
Xem chi tiết
quân nguyễn
Xem chi tiết
quân nguyễn
4 tháng 8 2021 lúc 15:43

ai làm đc bài này id 100k nếu hay 

 

Bình luận (0)
nthv_.
4 tháng 8 2021 lúc 16:13

Tham khảo:

Quan phụ mẫu là một kẻ vô trách nhiệm, đúng như vậy. "Phụ" là cha, "mẫu" là mẹ, quan phụ mẫu tức quan cha mẹ, ấy vậy mà không giống cha mẹ mà lại giống bọn ăn hại, chỉ biết nhăm nhăm ăn chơi tiền của của nhân dân, công sức của nhân dân. Trách nhiệm của ông ta là điều phải làm cho dân, phải gánh vác cho dân, có việc gì cũng phải nâng đỡ cho dân, lúc làm thì phải đúng đắn, chứ không kiểu như là sai người khác hộ đê cho mình, đáng trách, đáng trách biết bao.Trong lúc con dân đang chân lấm tay bùn, hộ đê không ngưng nghỉ từ chiều đến quá nửa đêm ngoài trời mưa gió (trạng ngữ), quan phụ mẫu thì lại ở trong đình nghiêm trang nhàn nhã đánh bài tổ tôm, tư thế ung dung chễm chện ngồi như một con cóc cỡ lớn, dùng bát yến, rau đậu, rễ tía đặt hẳn hoi trong tráp đồi mồi đầy các vật sang trọng, sống không quan tâm khi mấy lính tráng gọi ông về cái đê vỡ, khi người dân thổi ốc từ chiều đến khuya, khi người dân đánh trống đến hoảng loạn. Ông ta, xa hoa, vô trách nhiệm, ngu dốt! Đê vỡ rồi ông ta cũng chẳng còn gì mà trị nữa, ông ta sẽ về sống lại như một tên hèn, sống như một nhân dân - ông ta không có quyền thế gì nữa cả, phải tự cung tự cấp cho chính bản thân. Ôi! Cuộc sống nhân dân ông ta không màng, cuộc sống của ông ông cũng không màng nữa, trách nhiệm của ông đã vứt đi đâu? Nếu người dân được ông nâng đỡ thì có phải cuộc sống của ông cũng đã được ông cứu? (bị động).

Bình luận (0)
Đặng Gia Phú
Xem chi tiết
Nguyễn Lương Bích
Xem chi tiết
Đặng Thùy Linh
24 tháng 5 2020 lúc 21:41

a. Tên quan phủ "lòng lang dạ thú" bị Phạm Duy Tốn lên án gay gắt trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay".

b. Trong văn bản "Ý nghĩa văn chương", công dụng lớn lao của văn chương trong cuộc sống con người đã được tác giả khẳng định.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yonnii2007
25 tháng 5 2020 lúc 12:49

a. Tên quan phủ '' lòng lang dạ thú '' bị Phạm Duy Tốn lên án gay gắt trong truyện ngắn '' Sống chết mặc bay ''

b. Trong văn bản '' Ý nghĩa văn chương '' công dụng của văn chương trong cuộc sống con người đã được tác giả khẳng định.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lmao Bruh
Xem chi tiết
trịnh minh anh
Xem chi tiết
ʟɪʟɪ
21 tháng 4 2021 lúc 22:01
I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Nguyễn Chí
13 tháng 5 2021 lúc 20:25
Nghi mà dài hết bài luôn vậy
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ngọc lan
Xem chi tiết
Na Gaming
17 tháng 5 2022 lúc 21:42

Tham Khảo

Nhà văn Phạm Duy Tốn là một nhà văn thành công, với nhiều nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Trong đó, không thể không nhắc đến nhân vật viên quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc bay. Nhân vật này không có tên họ cụ thể, nhưng chỉ qua miêu tả cũng biết ông ta là một vị quan lớn, gánh những ước mong, tin tưởng của nhân dân. Vì họ gọi ông ấy là viên quan phụ mẫu cơ mà. Ấy thế nhưng, viên quan phụ mẫu ấy, lại chẳng quan tâm, đoái hoài gì đến những con dân của mình. Khi trăm họ đang lầm than, ngụp lặn trong nước lũ để tìm cách giữ lại chút gì đó cho mình. Thì ông ta lại điềm nhiên tận hưởng những thứ đắt đỏ, quý giá. Ông ta đến ngôi đình trên đồi cao, khô ráo sạch sẽ, rồi sung sướng đánh bài, ăn tổ yến. Ngài rung đùi, chép miệng, rồi ù, niềm hạnh phúc vỡ òa. Ngoài kia đê cũng vỡ, muôn dân đớn đau, tiếng kêu thấu tận trời xanh. Mà quan cha mẹ lại đang hân hoan khi thắng ván bài, chẳng mảy may quan tâm đến những gì xảy ra ngoài đình kia. Hình ảnh viên quan phụ mẫu độc ác, vô lương tâm ấy khiến độc giả phải căm phẫn, phải tức giận. Thật khó mà quên được.

Bình luận (0)
ERROR?
17 tháng 5 2022 lúc 21:51

refer

Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi, biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.

 

Bình luận (0)